Thuộc khu vực Nam TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 10km, Nhà Bè kết nối trực tiếp với trung tâm thành phố qua quận 7 và được lãnh đạo TP.HCM đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển.
Cầu rạch Cây Khô thuộc xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè kết nối huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh – Ảnh: QUỲNH TRẦN
Trong 5 năm qua, huyện Nhà Bè đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định bình quân 12%/năm và đang dần tiệm cận với đô thị loại II.
Mới đây, theo đề án phát triển của UBND TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030, huyện Nhà Bè được xem xét phát triển trở thành thành phố vệ tinh trực thuộc TP.HCM, hứa hẹn nhiều thay đổi tích cực về kinh tế – xã hội ở khu vực này.
Cơ sở hạ tầng khu vực Nhà Bè cũng được đẩy mạnh đầu tư phát triển để tăng tính kết nối đến trung tâm và các khu vực lân cận.
Loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có thể kể đến như cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối TP Thủ Đức và quận 7), cầu Rạch Đỉa (kết nối quận 7 và huyện Nhà Bè), cầu Cây Khô (kết nối huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh), cầu Cần Giờ (kết nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ). Ngoài ra, dự án mở rộng các đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Bình cũng đang gấp rút thi công.
Sức cộng hưởng từ cơ chế chính sách quy hoạch đô thị của TP.HCM và sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng giúp thị trường địa ốc Nhà Bè thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản lớn như GS E&C với dự án GS Zeitgeist, Kiến Á với dự án Lavila, hay gần đây nhất là Keppel Land và Phú Long cho ra mắt dự án Celesta Heights với nguồn cung căn hộ lớn đáp ứng nhu cầu về cuộc sống chất lượng cao.
Giá nhà đất khu vực Nhà Bè cũng có xu hướng tăng đều qua các năm.
Theo thống kê của Batdongsan.com, giá bất động sản khu vực này giai đoạn 2018 – 2022 tăng trung bình 19,6%/năm. Trong đó, giá chung cư tăng trung bình 7,03%/năm, giá nhà phố tăng trung bình 20,5%/năm.
Mức tăng này cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của bất động sản Nhà Bè trong tương lai khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện.
Đặc biệt gần đây, xã Nhơn Đức – khu vực tập trung nhiều cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục của huyện – có sự đột phá về cơ sở hạ tầng với công trình cầu Long Kiểng kết nối hai xã Nhơn Đức và Phước Kiển, dự kiến thông xe đầu tháng 9-2023.
Ngoài ra, hai trường đại học lớn là Đại học Tài nguyên & Môi trường và Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao cũng đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng, sẽ thu hút lượng lớn dân cư sinh sống và làm việc tại khu vực này. Sự đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng và kinh tế – xã hội giúp xã Nhơn Đức trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Công trình cầu Long Kiểng mới bắc qua sông Phước Kiểng, nối 2 xã Phước Kiển và Nhơn Đức – Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Hệ thống hạ tầng huyện Nhà Bè ngày càng được đầu tư hoàn thiện, kết hợp với lợi thế nền tảng là quỹ đất rộng và định hướng chuyển đổi sang mô hình thành phố trực thuộc TP.HCM sắp tới sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực này phát triển thịnh vượng trong thời gian tới, khi nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực dần chuyển hướng quan tâm sang thị trường vùng ven TP.HCM.